CẢNH SẮC CỦA THÀNH PHỐ VŨ HÁN
Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, vượt qua Bắc Kinh, trở thành điểm đến du lịch nội địa "hot" nhất đối với người dân Trung Quốc. Đây là thành phố họ muốn ghé thăm nhất sau khi đại dịch được kiểm soát vì nó là nơi khởi phát Covid-19. Trước đó, trong một cuộc khảo sát từ giữa tháng 12/2019 đến tháng 1/2020, Vũ Hán chỉ đứng thứ 8.
Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) được biết đến nhiều nhất với Hoàng Hạc Lâu, công trình cổ kính nổi tiếng trong lịch sử thơ ca đời Đường.
Vũ Hán là thành phố đông dân nhất miền Trung Trung Quốc, nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy), là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn trong Trung Quốc đại lục. Vì có vị trí then chốt trong giao thông nội địa, Vũ Hán được đặt tên "Chicago của Trung Quốc".
Vũ Hán với sự năng động của một thành phố có vị trí đắc địa về giao thông, nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính với hàng loạt địa danh nổi tiếng từ thời Đường như Hoàng Hạc Lâu, sông Trường Giang...
Vũ Hán là thành phố đông dân nhất miền Trung Trung Quốc, có vị trí then chốt ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán - thủ phủ Hồ Bắc còn được mệnh danh là “Chicago” của phương Đông” với nền kinh tế phát triển rực rỡ, đồng thời lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - lịch sử Trung Quốc.
1. Hoàng Hạc Lâu :
Hoàng Hạc Lâu là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong bốn tứ đại danh tháp của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.
Đến Vũ Hán, du khách không thể bỏ qua Hoàng Hạc Lâu – Tam đại văn hóa danh lâu mà nhiều người biết đến trong án thơ của Thôi Hiệu (bài Hoàng Hạc Lâu) và Lý Bạch (bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng). Công trình này được xây dựng vào năm Hoàng Vũ thứ 2 của đời nhà Ngô thời Tam Quốc, tức là năm 223 dương lịch.
Hoàng Hạc Lâu là một trong 3 công trình kiến trúc lầu tháp cổ nhất của Trung Hoa, với tuổi thọ gần 1.800 tuổi, Hoàng Hạc Lâu trở thành một trong ba công trình lầu tháp cổ nhất tại Trung Hoa. Nơi đây còn là thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với trận Xích Bích, Khổng Minh mượn gió đông, Khuất Nguyên viết Ly tao, Tôn Quyền xem trận thế…trong thời Tam quốc diễn nghĩa.
2. Cầu Vũ Hán Trường Giang
Bắc ngang sông Trường Giang là cầu Vũ Hán Trường Giang, nối 3 trấn đã phân chia Vũ Hán: Vũ Xương, Hán Thủy, Hán Dương lại với nhau. Cầu có 2 tầng: tầng dưới dành cho xe lửa, tầng trên dành cho 4 làn đường ô tô. Buổi tối mới là thời điểm cầu Vũ Hán phát quang vẻ đẹp của chính mình. Đứng trên cầu, ngắm dòng Trường Giang khi lững thững nặng nề, khi nhẹ nhàng yểu điệu lướt ngang khung cầu thật huyền diệu.
3. Đại học Vũ Hán
Trường đại học Vũ Hán tự hào sở hữu một trong những khuôn viên sư phạm đẹp nhất đất nước này, trường được xây dựng từ năm 1893 và tới nay vẫn thu hút nhiều khách du lịch. Tập trung cạnh trường Đại học Vũ Hán là hàng ngàn lớp cánh hoa anh đào tung bay vào mỗi dịp xuân về đẹp lung linh và huyền ảo.
4. Kinh Châu Cổ Trấn
Kinh Châu là một thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc, nằm bên dòng sông Dương Tử, với dân số trên 6 triệu người. Trong thời Tam Quốc, tên Kinh Châu đã được nhắc tới hơn 25 lần. Kinh Châu Cổ Trấn được biết đến là nơi được Quan Vũ xây dựng như một trấn quan trọng trong cuộc chiến Tam Quốc, trước khi Trung Quốc quy về làm một như hiện nay. Quan Vân Trương từng trấn giữ ở đây, và để cho mất thành, Khổng Minh và Lưu Bị đã chiếm được thành, nhưng lại ký hiệp ước “mượn thành” thay vì chiếm giữ lấy.
Đến Kinh Châu Cổ Trấn còn là cơ hội để bạn chinh phục Đỉnh Thần Nông và chiêm ngưỡng khung cảnh bồng bềnh như chốn thần tiên giữa hạ giới, xung quanh mây lưng chừng mắt, rồi ngắm nhìn mặt trời đang từng chút mọc trên đỉnh đầu, để những vạt nắng chiếu xuyên qua mây tạo thành khung cảnh nửa hư nửa thực.
5. Đập Thủy Điện Tam Hiệp
Đập thủy điện Tam Hiệp là con đập lớn nhất thế giới nằm trên sông Trường Giang thuộc tỉnh Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh). 32 máy phát cuối cùng của đập Tam Hiệp đi vào hoạt động cuối tháng 7/2012. Lượng nước của đập đủ khả năng sản xuất khoảng 22,5 triệu kilowatt điện (hay 22.500 megawatt), tương ứng 15 lò phản ứng hạt nhân.
Đập Tam Hiệp như môt cấu trúc khổng lồ được thực hiện bởi bàn tay con người, dù thế nào, môt lần chứng kiến tận mắt nhà máy thủy điện lớn nhất trên hành tinh chúng ta chắc chắn sẽ khiến bạn trầm trồ.
6. Tương Dương, VÙNG ĐẤT ANH HÀO TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG
Tương Dương là một địa cấp thị ở phía tây bắc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nó được tạo thành từ hai thành phố nổi tiếng trong văn hóa và lịch sử Trung Quốc là Tương Dương và Phàn Thành.
Nếu bạn là một fan của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, bất cứ fan kiếm hiệp nào cũng sẽ thấy được điểm chung rằng: Địa danh Tương Dương thường xuyên được tác giả nhắc đến, thậm chí còn nhiều lần xuất hiện với vai trò rất quan trọng trong diễn biến cốt truyện. Qua ngòi bút tài tình của mình, không dưới trăm lần nhà văn Kim Dung đã mô tả về Tương Dương như một vùng đất mà hào kiệt khắp chốn võ lâm giang hồ đều muốn tìm về tề tựu.
Thành Tương Dương
Tương Dương là một thành cổ của Trung Quốc được xây dựng vào đầu triều đại nhà Hán, với lịch sử hơn 2000 năm. Thành Tương Dương cổ đại nằm trên bờ sông Tương Giang, là nơi hợp lưu của nhiều con sông lớn: Dụ Thuỷ, Hán Thuỷ, Đan Giang và Tích Thuỷ.
Với vị trí địa lý mang tính chiến lược, trong những lần cát cứ phân tranh, nước nào chiếm được thành Tương Dương coi như có lợi thế rất lớn về mặt quân sự. Do vậy trong lịch sử Trung Quốc, các cuộc chiến lớn thường xảy ra xung quanh tòa thành cổ này.
Bên cạnh vị trí chiến lược trong quân sự thời chiến, thành Tương Dương còn được nhiều lần đưa vào tiểu thuyết:
+ Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, đây là nơi diễn ra sự kiện Lưu Bị ba lần cầu Khổng Minh.
+ Trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của Kim Dung, đây là nơi Quách Tĩnh phòng thủ chống quân Mông Cổ trong nhiều năm. Đại hãn Mông Ca bị Dương Quá ném đá chết cũng tại thành này (thực tế Mông Ca chết tại thành Điếu Ngư).
Quan Vũ Lăng
Quan Vũ Lăng nằm ở phía tây bắc của Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, nó được xây dựng như một nơi chôn cất cho người Hán và được gọi là "nhà thờ Hán Nghĩa Dũng Võ An Vương". Quan Vũ Lăng có diện tích hơn 70 mẫu, mỗi lăng là một gò kín tròn, cao 7 mét, được bao quanh bởi những bức tường, hàng rào bằng đá.
Quan Vũ (tự Vân Trường) là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc của nhà Thục Hán. Ông góp phần quan trọng giúp Lưu Bị lập nhà Thục Hán và là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng. Sau khi qua đời, Quan Vũ được hậu táng ở 2 ngôi mộ, phần đầu được chôn tại Lạc Dương, phần thân thì táng tại Đương Dương. Dân gian sau này lưu truyền câu nói về Quan Vũ, rằng: "Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về cố hương".
Quan Vũ chết trong thời loạn nên hai ngôi mộ ban đầu khá đơn sơ. Đến thời nhà Tùy và sau này là nhà Đường, mộ Quan Vũ được tu sửa, trên nên bề thế, tráng lệ hơn. Đến thời nhà Minh, hai ngôi mộ Quan Vũ đều trở thành “Quan lăng” với quy mô khổng lồ, vô cùng uy nghi. Tới thời nhà Thanh, Quan Vũ được tôn làm "Trung thần nghĩa sĩ vũ linh hữu nhân dũng uy hiển quang thánh đại đế". Điều đáng chú ý là suốt 1.800 năm, hai ngôi mộ của Quan Vũ vẫn không kẻ nào dám động tới. Lý do là bởi sau khi qua đời, hình tượng của Quan Vũ dần được thần thánh hóa, được hậu thế tôn thờ.
Quan Vũ được đời đời tôn sùng, người người đều kính trọng sự trung nghĩa và tinh thần thượng võ của ông. Ở nhiều nơi, Quan Công còn được thờ phụng như Thần tài. Từ dân kinh doanh, quan chức cho tới cả những thế lực ngầm đều sùng bái Quan Công.
7. Núi Võ Đang
Nếu bạn là một tín đồ của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung có lẽ cũng rất quen thuộc với phái Võ Đang, vì đây là 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất hiện trong tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Ngôi Cổ mộ của Tiểu Long Nữ cũng được Kim Dung mô tả có vị trí gần sát núi Võ Đang.
Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 m. Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.
Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.
Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn,được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi. Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, không gợn chút bụi trần.
8. Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc
Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc là bảo tàng có quy mô lớn nhất tỉnh, trưng bày rất các hiện vật: đồ gốm, đồ ngọc bích, đồ đồng, các loại vũ khí, nhạc cụ cổ có tuổi đời lâu năm. Tổng cộng có hơn 200.000 hiện vật được trưng bày tại đây đặc biệt trong đó có đến 16 cổ vật được xem là kho báu quốc gia. Bảo tàng được chia thành 3 khu khác nhau: Triển lãm Chuông, Phòng Triển lãm Văn hóa triều Sở và Tòa nhà triển lãm toàn diện.
9. Công viên giải trí Wuhan Happy Valley
Wuhan Happy Valley là một công viên giải trí hấp dẫn ở thành phố Vũ Hán mà bạn khó long bỏ qua khi có dịp đến đây. Nằm ở quận Hồng Sơn, thuộc phía Đông Bắc của thành phố Vũ Hán, bạn sẽ có dịp trải nghiệm rất nhiều những trò chơi hấp dẫn như: Dream Avenue, Happy Ocean, hay Cartoon Factory,… Wuhan Happy Valley có đa dạng các loại hình giải trí nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi của cả trẻ em và người lớn tuổi. Đừng bỏ qua cơ hội thử thách bản thân với các trò chơi mạo hiểm đến thót tim.
10. Chùa Phật giáo Quy Nguyên
Được xây dựng từ năm 1658, Chùa Phật giáo Quy Nguyên có lối kiến trúc đậm chất Trung Hoa, là điểm đến du lịch hấp dẫn nhiều du khách ở Vũ Hán. Là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá Phật giáo lâu đời củ Trung Hoa. Nổi bật nhất là 500 tác phẩm điêu khắc La Hán, tường Quan Thế Âm từ đời Đường và các pho tượng Phật bằng vàng. Ngoài ra ở chùa Quy Nguyên còn có 7000 bộ kinh Phật từ các quốc gia Phật giáo khác như: Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia.
11. Bảo tàng Madame Tussauds Vũ Hán
Bảo tàng Madame Tussauds đã có mặt ở nhiều thành phố trên khắp thế giới là bảo tang chuyên trưng bày tượng sáp. Bảo tàng Madame Tussauds Vũ Hán cũng là một trong hệ thống đó có diện tích hơn 1.500m2, trưng bày hơn 50 tượng sáp của các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng trong ngoài nước và các chính trị gia. Một vài các bức tượng trưng bày ở đây như: Lưu Thi Thi, Dương Mịch, Địch Lệ Nhiệt Ba, Lưu Diệc Phi, vận động viên tennis Li Na,…
12. Bảo tàng Đá
Nơi lưu giữ tất cả những mảnh đá lớn, nhỏ được tìm thấy trên khắp đất nước Trung Quốc. Có hơn 1.3000 mảnh đá vô cùng quý hiếm thuộc nhiều chủng loại khác nhau trưng bày ở đây. Nổi bật nhất là viên đá pha lê lớn thứ 3 Trung Quốc trong suốt và lung linh.
13. Đèn hoa đăng Yellow Crane Tower trên sông Vũ Hán
Yello Crane Tower là ngọn đèn hoa đăng khổng lồ nằm trên sông Vũ Hán và là một trong các điểm tham quan nổi tiếng của du lịch Vũ Hán. Nó cũng được xem là một trong các biểu tượng của thành phố Vũ Hán.
Những món ăn đặc sắc của Vũ Hán
Vũ Hán còn được mệnh danh là thiên đường ẩm thực vì vậy bạn sẽ có dịp thưởng thức muôn vàn các món ăn ngon ở đây. Món Lẩu Yuan Lao Si rất được ưa chuộng ở Vũ Hán vào mùa đông, hương vị vô cùng đặc biệt được nêm nếm từ ớt khô, hạt tiêu Szechuan, hành lá,…
+ Lẩu Yuan Lao Si nổi tiếng của Vũ Hán
+ Ẩm thực Vũ Hán có hương vị nhẹ, tươi ngon, và tinh tế của các món cá. Một vài món tiêu biểu của ẩm thực Vũ Hán: rau hồng sơn, lẩu, cá hấp, tôm hùm cay,…
+ Cá Wuchang hấp
+ Đậu Phụ Thối
Khi mới nghe qua cái tên "đậu phụ thối", chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đó là một món ăn "kinh dị", cũng như các du khách nước ngoài khi nghe tới món tiết canh hay trứng vịt lộn của Việt Nam, họ cũng sẽ nghĩ nó thật "kinh dị" vậy.
Về lai lịch của món ăn đặc biệt này, có rất nhiều cách nói:
- Cách nói thứ nhất:
Chuyện kể rằng, khi xưa Chu Nguyên Chương xuất thân bần hàn, lúc còn nhỏ ông đã đi làm ăn mày và hòa thượng. Có một lần vì đói quá không chịu được nên ông đã nhặt đậu phụ đã hỏng mà người ta vứt đi rồi đem về nhà rán lên. Khi đưa vào miệng, mùi vị ấy khiến ông khó quên. Sau đó ông làm thống soái, đội quân của ông thuận lợi đánh tới tỉnh An Huy, trong lúc vui vẻ ông đã hạ lệnh cho toàn quân ăn đậu phụ thối để mừng thắng lợi, món đậu phụ thối từ đó được lưu truyền rộng rãi.
- Cách nói thứ hai:
Tương truyền vào thời vua Khang Hy năm thứ tám, ở tỉnh An Huy có một anh học trò nghèo tên Vương Trí Hòa lên kinh dự thi, không may thi rớt, anh ở lại kinh thành mở tiệm bán đậu phụ kiếm sống qua ngày. Một ngày nọ, buôn bán ế ẩm, đậu còn lại rất nhiều, bỏ đi thì phí nên anh chợt nảy ra định cắt nhỏ đậu phụ ra và cho vào một cái chum ướp muối. Vài ngày sau mở ra thấy hũ đậu tỏa một mùi thối vô cùng khó chịu, sau khi mạnh dạn nếm thử, kết quả thật bất ngờ, anh cảm thấy rất ngon và bắt đầu mang loại đậu hũ đặc biệt đó ra bán. Kể từ đó đậu hũ thối được lan truyền rộng rãi.
Với những kinh nghiệm du lịch Vũ Hán mà New Day Tourism gợi ý, hy vọng sẽ giúp cho bạn lựa chọn và lên cho mình một kế hoạch du lịch hoàn hảo nhất. Bạn có thể tham khảo thêm các tour du lịch Trung Quốc mới nhất, nhiều trải nghiệm nhất của chúng tôi. Còn chờ gì mà không lên kế hoạch khám phá vùng đất xinh đẹp này!